Theo Thông tư 199 của Bộ Tài chính, từ ngày 25/1, xe ôtô sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu mới từ 7 chỗ ngồi trở xuống khi có nhu cầu thử nghiệm tiêu hao nhiên liệu theo phương pháp trực tiếp sẽ phải trả phí thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu là 16 triệu đồng - 16,5 triệu đồng/phép thử/lần/mẫu xe, tùy theo xe sử dụng động cơ xăng hay diesel.
Ngoài ra, bổ sung thêm lệ phí cấp giấy chứng nhận Nhãn tiêu thụ năng lượng là 100 nghìn đồng/giấy. Vậy ai phải trả những loại phí này?
Ai phải trả phí?
Theo Thông tư số 199, Bộ Tài chính cũng bổ sung thêm loại lệ phí cấp giấy chứng nhận nhãn tiêu thụ năng lượng của loại xe trên là 100 nghìn đồng/giấy. Cục Đăng kiểm VN là đơn vị được giao trách nhiệm tổ chức thu, nộp, quản lý phí thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu, lệ phí cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng. Với loại phí mới này, liệu giá thành xe thuộc diện trên có tăng so với hiện nay, như điều một số diễn đàn lo lắng?
![]() |
Nhà sản xuất khi thử nghiệm khí thải bắt buộc đối với mẫu xe mới được trích xuất kết quả thử nghiệm nhiên liệu mà không phải trả phí |
Trao đổi với PV, ông Võ Thanh Bình, Trưởng phòng Tài chính - Kế toán, Cục Đăng kiểm VN cho biết, người tiêu dùng không nên lo ngại về quy định mới này, bởi đây không phải là mức phí tăng thêm đối với từng chiếc xe. Thậm chí, nếu doanh nghiệp không có nhu cầu thử nghiệm cũng không phải mất thêm chi phí trên.
Theo ông Phạm Quang Thành, Giám đốc Trung tâm thử nghiệm khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (Cục Đăng kiểm VN), từ năm 2012, các xe thuộc diện trên đều bắt buộc phải thử nghiệm khí thải và phải trả phí theo mức quy định tại thông tư số 195 năm 2011 của Bộ Tài chính.
Đến nay, khi có thêm quy định về mức thử nghiệm tiêu hao nhiên liệu, Bộ Tài chính bổ sung mức phí thử nghiệm vào thông tư mới. Khi doanh nghiệp đề nghị thử nghiệm khí thải đối với các mẫu xe sản xuất lắp ráp mới hoặc nhập khẩu (bắt buộc), bên cạnh kết quả thử nghiệm khí thải sẽ có cả kết quả về mức tiêu hao nhiên liệu theo phương pháp cân bằng carbon (phương pháp đo gián tiếp) và chỉ phải trả phí thử nghiệm khí thải.
Doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng kết quả về tiêu thụ nhiên liệu này để đề nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng.
* Trả lời câu hỏi của PV về việc sử dụng khoản phí thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu theo quy định của Thông tư 199, ông Vũ Khắc Liêm, Vụ phó Vụ Chính sách Thuế (Bộ Tài chính) cho biết, khoản phí này được để lại cho đơn vị thu sử dụng (sau khi đã nộp thuế) bù đắp chi phí hoạt động. Hiện, Cục Đăng kiểm VN là đơn vị có đầy đủ phương tiện và được Bộ GTVT giao nhiệm vụ trong hoạt động đăng kiểm phương tiện giao thông được giao thực hiện việc thu phí trên.C.Sơn * Trong năm 2015, Cục Đăng kiểm VN cấp Giấy chứng nhận dán Nhãn năng lượng cho 160 kiểu loại xe ô tô đến 7 chỗ ngồi, công bố mức tiêu thụ năng lượng cho 269 kiểu loại xe do doanh nghiệp tự công bố. Các trường hợp đăng ký chứng nhận đều lấy kết quả mức tiêu thụ nhiên liệu từ kết quả thử nghiệm khí thải, không có trường hợp nào phải trả phí thử nghiệm nhiên liệu. |
“Chỉ các trường hợp doanh nghiệp đề nghị thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu theo phương pháp đo tiêu hao nhiên liệu trực tiếp (để kiểm chứng hoặc phục vụ mục đích nghiên cứu, phát triển mới phải trả phí thử nghiệm theo quy định mới này. Và mức phí 16-16,5 triệu đồng/lần thử/xe được tính trên mỗi mẫu xe thử nghiệm, không phải áp dụng cho từng chiếc xe được sản xuất mới. Vì vậy, không hề ảnh hưởng đến giá thành xe”, ông Bình phân tích thêm.
Trong khi đó, lệ phí cấp Giấy chứng nhận dán Nhãn năng lượng của xe chỉ là 100 nghìn đồng/mẫu xe (mỗi mẫu có thể được sản xuất hàng nghìn chiếc), chứ không phải là đối với từng xe.
Theo ông Vũ Khắc Liêm, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thuế của Bộ Tài chính, không có quy định bắt buộc doanh nghiệp phải thử nghiệm mức tiêu hao nhiên liệu theo xe mà doanh nghiệp nào có đăng ký thử nghiệm mới phải trả phí, người mua xe không phải trả khoản phí trên. Mức phí cũng áp dụng cho từng mẫu xe chứ không phải đối với từng chiếc.
Lý do phải thử nghiệm
Theo ông Phạm Quang Thành, việc có quy định về mức phí trên sẽ không có tác động đến việc sản xuất, nhập khẩu hay giá thành. “Mức phí trên có ý nghĩa dự liệu có trường hợp đăng ký thử nghiệm tiêu hao nhiên liệu, thực tế đến nay, tất cả các doanh nghiệp đều chọn phép thử “hai trong một”, thử nghiệm khí thải và lấy cả kết quả tiêu thụ nhiên liệu, nhưng chỉ phải trả tiền một lần”, ông Thành nói.
Đề cập lý do loại xe trên phải thử nghiệm mức tiêu hao nhiên liệu, đại diện Cục Đăng kiểm VN cho biết, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010 và các văn bản hướng dẫn luật quy định, loại xe sản xuất, lắp ráp hay nhập khẩu mới từ 7 chỗ ngồi trở xuống phải công bố mức độ tiêu thụ nhiên liệu (xăng, dầu) trước khi bán ra thị trường. Bộ GTVT và Bộ Công thương đã hướng dẫn thực hiện bằng Thông tư liên tịch số 43 năm 2014 quy định về dán nhãn năng lượng đối với ô tô loại từ 7 chỗ trở xuống, với lộ trình áp dụng dán nhãn từ 1/1/2015.
Theo đó, trên kính của loại xe trên trước khi bán ra thị trường có dán Nhãn năng lượng ghi mức tiêu thụ nhiên liệu tính trên 100 km (chạy trong đô thị, ngoài đô thị và hỗn hợp). Để có chỉ số về tiêu thụ năng lượng, doanh nghiệp có thể tự công bố (kèm tài liệu chứng minh) hoặc đăng ký với Cục Đăng kiểm VN để đề nghị cấp chứng nhận. Trường hợp đăng ký, doanh nghiệp gửi hồ sơ báo cáo kết quả thử nghiệm được thực hiện tại cơ sở do Cục Đăng kiểm VN hoặc Tổng cục Năng lượng (Bộ Công thương) chỉ định.
(Theo báo Giao thông)
Thực hư chuyện 'phiếu giữ xe còn nhưng vẫn bị mất xe' gây xôn xao" alt=""/>Thu phí khí thải 16 triệu: Không bắt buộc, giá xe không tăngMua xe ô tô cũ có thể giúp người sử dụng tiết kiệm được một khoản chi phí so với xe mới, nhưng không ít trường hợp người mua phải “ôm hận” vì “tậu” nhầm phải xe phục chế sau khi bị tai nạn nặng.
Khi xem xe cũ đòi hỏi người mua phải có những kinh nghiệm và kiểm tra thật kỹ để vượt qua những “kỹ xảo” mà thợ xe muốn che lấp.
Kiểm tra độ nguyên vẹn phần đầu xe
Các tiểu tiết phần thân vỏ nằm bên trong khoang máy, dưới ca-pô sẽ phần nào cho biết chiếc xe đã bị va chạm mạnh phần đầu hay chưa. Hãy quan sát phần xương tai xe, các đường chặt trên thanh đỡ phía trên két nước cũng như các gân chỉ phần vỏ gập quanh khoang máy. Bất kỳ điểm gồ ghề, lượn sóng, trầy xước, hay màu sơn khác biệt nào cũng có thể đáng hoài nghi, bởi việc đại tu không thể phục hồi hiện trạng như mới 100% được.
"Soi" vết nứt trên cản va và chắn bùn
Kiểm tra kỹ cả đầu và đuôi xe để xem có vết nứt hay miếng vá không. Trong những vụ va chạm, cản va và chắn bùn là hai bộ phận dễ bị vỡ nhất vì chúng thường được làm bằng vật liệu nhẹ hoặc nhựa tổng hợp. Những vết nứt hoặc dấu hiệu sửa chữa cản va cũng như chắn bùn sẽ tự "tố cáo" chiếc xe từng được tân trang sau tai nạn.
Kiểm tra kính chắn gió
Xem xét toàn bộ kính chắn gió của xe, từ trước ra sau để kiểm tra "tiền sử" tai nạn. Hãy chú ý đến những chỗ mẻ, nứt hoặc có màng. Chúng sẽ chỉ cho bạn thấy chiếc xe từng bị tai nạn và phải trải qua quá trình sửa chữa.
Các tiểu tiết phần thân vỏ nằm bên trong khoang máy, dưới ca-pô sẽ phần nào cho biết chiếc xe đã bị va chạm mạnh phần đầu hay chưa. (Ảnh minh họa).
Đánh giá đường viền thân xe
Hãy ngồi xuống bên cạnh đầu hoặc đuôi xe để mắt ngang tầm với đường viền trên thân. Quan sát kỹ đường viền chính chạy bên sườn xe. Đường viền phải thật thẳng và đồng đều trong khi lớp sơn bên ngoài hoàn toàn bình thường. Nếu đường viền có dấu hiệu không đều và bị méo, phần ốp thân xe có lẽ đã từng được thay thế hoặc đập lại.
Kiểm tra ốp và khe cửa
Quan sát kỹ khe cửa trên xe. Nếu xe chưa từng bị tai nạn, khe cửa phải thẳng và đồng đều, từ trên xuống dưới. Trong khi đó, khe cửa trên những chiếc xe từng gặp tai nạn sẽ không đều vì bị xê dịch hoặc do ốp và cửa đã được thay mới.
Miết tay lên thân xe
Miết lòng bàn tay lên thân xe và góc cản va cũng như chắn bùn. Chiếc xe có "tiền sử" tai nạn sẽ đi kèm những chỗ lồi lõm hoặc điểm không bằng phẳng. Đây là những chỗ đã được trám vào sau tai nạn.
Kiểm tra các vết kẹp
Những vết kẹp xung quanh khung xe chỉ ra "tiền sử" tai nạn. Điều đó chứng tỏ chiếc xe đã được sửa chữa lại bằng máy kéo và cân chỉnh khung. Nếu đúng như vậy, chiếc xe ắt hẳn đã bị hư hỏng khá nặng sau tai nạn.
Kiểm tra độ nguyên vẹn phần sau xe
Cũng tương tự như việc kiểm tra phần sườn xe, phần sau xe nếu bị tai nạn sẽ biến dạng ở các nắp khoang hành lý hoặc mép viền cửa sau, thanh cản sau…
Hệ thống ống xả cũng có thể là bộ phận chịu ảnh hưởng của những cú đâm mạnh từ phía sau, bị bẹp, gập cong hay trầy xước. Thông thường, ống xả bị biến dạng được phục hồi nhưng khả năng trở lại như nguyên bản là rất thấp, trừ khi có những phần bị hỏng nặng nhưng lại thay thế được như đầu ống xả hay bộ xúc tác.
Tìm dấu vết sơn lại
Nhìn kỹ những đường gờ trên cửa và ốp thân xe để tìm những vết khía, xước hoặc khu vực sơn không phẳng. Nếu phát hiện màu sơn khác ẩn bên dưới, bạn có thể đoán chiếc xe đã được sơn lại. Cũng có thể cửa và ốp thân xe đã được thay mới, sau đó sơn lại cho "tông xuyệt tông" với toàn bộ phần còn lại của xe.
(Theo ĐSPL)
" alt=""/>Mua ô tô cũ chơi Tết: Mẹo phát hiện xe bị phục chế sau tai nạn